Kết hôn – theo Luật Hôn nhân và Gia đình

độ tuổi kết hôn

Kết hôn – theo Luật Hôn nhân và Gia đình

1. Độ tuổi kết hôn

độ tuổi kết hôn

Độ tuổi kết hôn là tuổi mà một người được phép lấy vợ/chồng cũng như quyền làm hoặc buộc phải làm cha mẹ hoặc các hình thức đồng thuận khác. Khi đạt độ tuổi này, công dân mới có thể đăng ký kết hôn và chỉ khi đó hôn nhân mới có thể thừa nhận là hợp pháp. Quy định về độ tuổi kết hôn là khác nhau ở mỗi nước, nhưng nhìn chung thì phần lớn các quốc gia quy định độ tuổi kết hôn của nữ là từ 18-21 tuổi, và tuổi kết hôn của nam bằng hoặc lớn hơn nữ 1-2 tuổi. Tại Việt Nam. theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tuổi kết hôn của nam phải từ đủ 20 tuổi và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Việc quy định độ tuổi kết hôn phản ánh rõ ràng sự phù hợp dựa trên cơ sở khoa học và xã hội. Độ tuổi kết hôn quy định căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý, khả năng nhận thức, khả năng lao động của cả hai giới nam, nữ. Chỉ khi con người đạt đến độ tuổi nhất định mới có suy nghĩ đúng đắn và đưa ra quyết định nghiêm túc trong việc kết hôn của mình và khả năng tham gia vào quá trình lao động tạo ra thu nhập khi mà con người đạt đến độ tuổi nhất định. Điều đó đảm bảo cho họ có thể xây dựng một cuộc sống độc lập về kinh tế, có đầy đủ ý thức xã hội để thực hiện các quyền và chức năng của gia đình. Đồng thời cũng căn cứ vào khả năng sinh sản của nam, nữ để đảm bảo cho con cái được sinh ra một cách khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ, có thể phát triển tốt trở thành công dân có ích cho xã hội, Việc pháp luật quy định về độ tuổi kết hôn là hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho việc công dân có thể xây dựng gia đình ấm no, bền vững, hạnh phúc, bình đẳng và tiến bộ.

Hiện nay tuổi có thể kết hôn với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên với nữ là từ đủ 18 tuổi, đã thay đổi so với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trước đó là nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.

2. Sự tự nguyện của hai bên nam và nữ

Kết hôn tự nguyện được hiểu là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của hai bên, không lệ thuộc vào ý chí của người khác. Tự nguyện của nam, nữ trong kết hôn là mong muốn xuất phát từ nguyện vọng của cả hai, tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí muốn gắn kết lâu dài, muốn trở thành vợ chồng, xuất phát từ tình yêu thương nhau và hướng tới mục đích cùng nhau xây dựng gia đình, cùng nhau sống chung suốt đời nhằm thỏa mãn như cầu tình cảm tinh thần giữa hai nguời. Sự tự nguyện là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân có thể tồn tại lâu dài và bền vững. Điều này được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:“Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”

Để đảm bảo lợi ích của vợ chồng con cái, đảm bảo cho hôn nhân được tồn tại lâu dài, bên vững thì rất cần sự hoàn toàn tự nguyên giữa các bên khi kết hôn. Sự tự nguyện trong hôn nhân gia đình rất quan trọng bởi điều này là yếu tố quyết định rằng cuộc hôn nhân của các công dân có thể bền vững hạnh phúc và lâu dài được không. Đồng thời, kết hôn tự nguyện còn thể hiện ở việc công dân tự nguyện đi đăng ký kết hôn ở các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, ghi nhận sự tự nguyện kết hôn là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền tự do kết hôn của mỗi cá nhân công dân, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận và bền vững.

3. Năng lực hành vi dân sự của hai bên

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, pháp luật Việt Nam quy định rằng người mất năng lực hành vi dân sự không được phép kết hôn vì theo điểm c khoản 1 Điều 8: “Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: Không bị mất năng lực hành vi dân sự,….”

 

Đồng thời cũng quy định rõ về trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự tại Điều 22 Bộ luật dân sự 2015. Ta có thể thấy rõ rằng việc pháp luật quy định người mất năng lực hành vi dân sự không được phép kết hôn hoàn toàn xuất phát từ tính nhân đạo nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mọi đối tượng trong gia đình bao gồm vợ, chồng, con cái và các thành viên khác. Quy định này là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết vì người không nhận thức được hành vi của mình thì không có khả năng nhận thức và thực hiện một cách đúng đắn ý chí của mình trong vấn đề kết hôn, không thể hoàn thành trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ trong đời sống hôn nhân gia đình. Sau khi kết hôn cả nam và nữ đều có quyền và nghĩa vụ cũng như có trách nhiệm phải thực hiện của một người vợ, chồng. Nếu họ mất năng lực hành vi dân sự mà được phép kết hôn thì họ sẽ không thể hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của người vợ hoặc chồng phát sinh sau kết hôn. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của bên còn lại.

4. Trường hợp cấm kết hôn

Pháp luật Việt Nam quy định rõ các trường hợp cấm kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng,….

Trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trước đó, pháp luật có quy định việc kết hôn giữa những người cùng giới với nhau bị cấm. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã được sửa đổi về việc kết hôn đồng giới rằng “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” ở khoản 2 điều 8.

4.1. Kết hôn giả tạo

Kết hôn giả tạo là việc hai bên nam, nữ đồng ý kết hôn theo những hợp đồng, thỏa thuận ngầm hoặc trái với quy định của pháp luật để có thể tiến hành kết hôn vì những lý do khác hơn là những lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu tự nguyện. Đó có thể là một cuộc hôn nhân được dàn xếp cho lợi ích cá nhân ví dụ như kinh tế, địa vị xã hội, vấn đề cư trú, nhập cảnh….hoặc một số nhóm mục đích khác chẳng hạn như hôn nhân chính trị…Trên nguyên tắc, kết hôn giả tạo vẫn sẽ đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng tuy nhiên mục đích kết hôn không được đảm bảo. Quy định kết hôn giả tạo là một trong những hành vi bị cấm thể hiện rõ thái độ của Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền tự do kết hôn của cá nhân; góp phần xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, phát triển, duy trì tính chất thật của một cuộc hôn nhân hạnh phúc, tránh việc hôn nhân bị biến thành một phương tiện gián tiếp để hưởng lợi của một số cá nhân. Việc kết hôn giả có thể gây ảnh hưởng và làm mất đi tính chất tốt đẹp của hôn nhân, ngoài ra có thể gây tiêu cực đến các vấn đề kinh tế – xã hội.

4.2 Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, la di kết hôn, cn tr kết hôn

Tảo hôn là hôn nhân mà trong đó có nam hoặc n kết hôn trước tui kết hôn
theo quy định ca pháp luật (điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014) tức, nam ly v trước khi đủ 20 tui, n ly chồng trước khi đủ 18 tui. Việc quy định độ tui kết hôn nhằm đảm bo h có kh năng thực hiện được trách nhim xây dựng gia đình và phát triển xã hi hay không. Cm to hôn theo lut định là hoàn toàn hp lý, phù hp vi nhng nghiên cu y hc v s phát trin ca con người Việt Nam và các quy định pháp khác liên quan v trách nhim dân sca công dân.
  • ng ép hôn nhân là việc đe dọa, uy hiếp, hành hạ, ngược đãi về tinh
    thn, yêu sách ca ci hoc th cht, hoc hành vi khác buộc người kia phi kết hôn trái ý mun.
  • La di kết hôn là vic mt bên có hành vi c ý làm cho bên kia hiu sai
    lch v ch th, tính cht của đối tượng hoc ni dung ca quan h đó, thông qua li nói hoc s dụng các phương thức khác kết hp hành vi gây hiu sai lch cho đối phương.
  • Cn tr kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp, hành hạ, ngược đã về tinh thn
    hoc th cht nhằm ngăn cản vic kết hôn của người có đủ điu kin kết hôn theo quy định pháp lut.
  • Cấm các hành vi cưỡng ép kết hôn, la di kết hôn, cn tr kết hôn đều
    nhm mục đích bảo v quyn và li ích ca công dân, th hin ý chí t nguyn ca nam, n khi đăng ký kết hôn.
4.3 Người đang có vợ, có chng mà kết hôn hoc chung sống như vợ chng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoc chung sống như v chng với người đang có chồng, có v
H thng pháp luật nước ta quy định khi kết hôn nam n phi tuân theo nguyên tc hôn nhân mt v mt chng là một trong nhng nguyên tắc cơ bản. C th, theo khoản 1 Điều 2 Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2014 quy định: “Hôn nhân t nguyn, tiến b, mt v mt chng, v chồng bình đẳng”
Hôn nhân một vợ một chồng lấy tình yêu giữa nam và nữ làm cơ sở xác lập hôn nhân và lấy tình yêu làm cơ sở duy trì quan hệ hôn nhân bền vững. Những người được quyền kết hôn phải là những người chưa có vợ có chồng hoặc đã có vợ/chồng nhưng vợ/chồng chết hay vợ chồng đã ly hôn. Người đang có vợ/chồng là người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời quan hệ của họ cũng chưa chấm dứt trên mặt pháp luật. Theo đó, chỉ người chưa có vợ, có chồng hoặc đã có vợ, có chồng nhưng đã ly hôn theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực của Tòa án thì mới được phép kết hôn. Nếu người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn với người đang có vợ hoặc có chồng thì việc kết hôn đó là trái pháp luật. Các trường hợp vi phạm quy định này sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
4.4 Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời
Đây là quy định hoàn toàn phù hợp với đạo đức, văn hóa của người Việt Nam, bảo vệ những nét đẹp mang giá trị văn hóa, truyền thống đối với đời sống hôn nhân và gia đình, đồng thời góp phần ổn định các quan hệ hôn nhân và gia đình. Việc cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống để nhằm đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của con cái, sự phát triển bền vững và hạnh phúc của gia đình, đồng thời cũng nhằm thực hiện đúng những quy định về chuẩn mực đạo đức xã hội.
5 Thủ tục đăng ký kết hôn
Theo các phong tục tập quán và các quan niệm ở Việt Nam thì việc tổ chức lễ cưới cho đôi nam nữ thì họ sẽ trở thành vợ chồng chính thức của nhau. Tuy nhiên, xét về phương diện pháp luật thì họ chưa được xem vợ chồng chính thức. Họ chỉ trở thành vợ chồng chính thức được pháp luật thừa nhận khi đã hoàn tất các thủ tục đăng kí kết hôn. Theo từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý – Bộ tư pháp: Đăng kí kết hôn là ghi danh tên của hai bên nam nữ vào Sổ đăng kí kết hôn để chính thức trở thành vợ chồng hợp pháp trước pháp luật. Đây là hoạt động hành chính của nhà nước, là thủ tục pháp lí cần thiết để nam và nữ trở thành vợ chồng, là cơ sở để Nhà nước công nhận mối quan hệ cũng như tình trạng hôn nhân của nam nữ. Để được đăng kí kết hôn, nam nữ phải làm tờ khai đăng kí kết hôn tại cơ quan đăng kí kết hôn. Theo đó, cơ quan đăng kí kết hôn tiến hành xác minh, nếu các bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì tổ chức đăng kí kết hôn cho nam và nữ, xác nhận kết hôn vào sổ đăng kí kết hôn và trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên. Kể từ ngày đăng kí kết hôn, các bên nam nữ phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
5.1 Nơi đăng kí kết hôn
Các thủ tục về đăng kí kết hôn phải được thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc kết hôn thì giấy đăng kí kết hôn mới có hiệu lực và các đối tượng kết hôn mới chính thức trở thành vợ chồng của nhau. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục đăng kí kết hôn được quy định rõ tại Điều 17 Nghị định số 158/2005 NĐ-CP của chính: “1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn. Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ.”
Đối tượng kết hôn phải có mặt tại cơ quan đăng kí kết hôn để nộp tờ khai đăng kí kết hôn. Trong trường hợp đặc biệt, nếu có lí do vắng mặt chính đáng thì có thể gửi cho Uỷ Ban Nhân DÂN nơi đăng kí kết hôn đơn xin vắng mặt và nêu rõ lí do. Lưu ý đơn xin vắng mặt phải có xác nhận của Uỷ Ban Nhân Dân cấp xã nơi cư trú.
Đến ngày Uỷ Ban Nhân Dân tổ chức lễ đăng kí kết hôn thì hai bên nam và nữ phải có mặt đầy đủ và không được cử người đại diện, cả hai phải trả lời câu hỏi của cán bộ rằng cho đến lúc bấy giờ họ kết hôn trên cơ sở tự nguyên. Nhưng trong thực tế thì cũng có một số trường hợp có mặt một bên nam hoặc nữ thì việc kết hôn vẫn được công nhận là hợp pháp khi “trước khi tổ chức đăng kí kết hôn đã thực hiện đúng quy định tại Khoản 1 Điều 13 và sau khi tổ chức đăng kí kết hôn họ thực sự về sống chung với nhau” được nêu rõ tại Mục 2 điểm c Điều 14 Nghị quyết số 02/2000/NĐ-HĐTP. Các thủ tục kết hôn đối với những người có địa chỉ thường trú trên hộ khẩu ở tỉnh, thành phố khác nhưng có mong muốn đăng ký kết hôn tại tỉnh hoặc thành phố khác thì vẫn có thể thực hiện. Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định địa điểm đăng ký như sau: “Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn”
Nơi cư trú ở đây được xác định là địa chỉ tạm trú hoặc thường trú. Vì vậy, để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại tỉnh đó thì một trong hai người phải có tạm trú ở tỉnh muốn đăng kí kết hôn. Trường hợp đăng ký kết hôn ngoài tỉnh thì các đối tượng có thể đăng ký kết hôn khác tỉnh tại quê của chồng/vợ nhưng cần phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp. Dựa vào Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP: “Khi một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó”.
Riêng miền núi, vùng sâu vùng xa thì các thủ tục đăng kí kết hôn sẽ được tiến hành tại thôn, bản, phum, sóc nơi cư trú của một trong hai người. Điều này đươc quy định rõ tại Điều 8 Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/03/2002 của chính phủ áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số. Các trường hợp muốn đăng ký kết hôn tại Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh thì một trong hai đối tượng phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh.
5.2 Những giấy tờ cần khi chuẩn bị kết hôn
Khi đi đăng kí kết hôn các cặp đôi phải mang theo đầy đủ giấy tờ:
– Tờ khai đăng kí kết hôn theo mẫu tại thông tư 15/2015/TT-BTP
– Bản chính hộ khẩu hoặc bản sao hộ khẩu có công chứng
– Giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh được chứng nhận)
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Uỷ Ban Nhân Dân cấp xã nơi cư trú
– Đối với người đã từng kết hôn thì phải có giấy Quyết định ly hôn của Tòa án cấp.
Nguồn: Bùi Th Mng Chế Định Kết Hôn Và Gia Đình ,Vấn Đề Lý Lun Và Thc Tin 2015; Nganhangphapluat.thukyluat.vn – Các trường hợp cấm kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình 2014; ……
Nếu quý khách có yêu cầu cần hỗ trợ vui lòng liên hệ:

Văn phòng Luật sư Nguyên

  • Trụ sở: Tổ 1, Nguyễn Huệ, Kp 3, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
  • Chi nhánh: Số 41 Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, Tp. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
  • Điện thoại: 0937.67.69.69 – 0936392979
  • Email: luatsutrangiap@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *