Hành vi dâm ô trẻ em dưới 16 tuổi được xử lý như thế nào?

Trẻ em là mầm non tương lai của Đất nước, tuy nhiên trong cuộc sống vẫn xuất hiện những đối tượng có hành vi xâm phạm đến thân thể, tinh thần của trẻ em. Một trong số đó là hành vi dâm ô đối với trẻ em dưới 16 tuổi. Trẻ em là đối tượng đang được pháp luật bảo vệ một cách toàn diện nhất, vậy đối với hành vi Dâm ô trẻ em, Bộ Luật tố tụng hình sự quy định như thế nào? Khi những trường hợp dâm ô trẻ em xảy ra, phụ huynh cần làm gì để bảo vệ cho con em của mình?

Hành vi dâm ô là gì?

Dâm ô được hiểu là hành vi xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thể, danh dự và nhân phẩm của người khác. Cụ thể căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP có quy định như sau:

Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015 là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:

– Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;

– Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi…) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

– Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

– Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;

– Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy… của người dưới 16 tuổi).

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đi tù bao nhiêu năm theo quy định hiện hành?

Căn cứ Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

  1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  3. a) Phạm tội có tổ chức;
  4. b) Phạm tội 02 lần trở lên;
  5. c) Đối với 02 người trở lên;
  6. d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

  1. e) Tái phạm nguy hiểm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
  3. a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  4. b) Làm nạn nhân tự sát.
  5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, hiện nay Bộ luật Hình sự hiện hành quy định 3 khung hình phạt đối với Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, cụ thể bao gồm:

Khung 1: Bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác

Khung 2: Bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Phạm tội có tổ chức;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Đối với 02 người trở lên;

– Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

– Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Làm nạn nhân tự sát.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Các trường hợp loại trừ không xử lý hình sự với tội dâm ô người dưới 16 tuổi là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP có quy định

Các trường hợp loại trừ xử lý hình sự

  1. Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non…);
  3. b) Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước…).

Theo đó, Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 (Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi) nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non…);

– Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước…).

Khi con em của mình bị đối tượng xấu thực hiện hành vi dâm ô, phụ huynh cần thực hiện ngay những công việc sau:

  • Trình báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan cảnh sát điều tra gần nhất.
  • Chăm sóc sức khỏe, trấn an tâm lý cho trẻ.
  • Tìm nơi tư vấn pháp lý:

+ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;

+ Hội bảo trợ trẻ em Việt Nam;

+ Văn phòng luật sư uy tín;

  • Trong quá trình làm việc với cơ quan cảnh sát điều tra, người giám hộ của trẻ nên yêu cầu từ các trung tâm bảo trợ cử chuyên viên trợ giúp pháp lý/ luật sư là nữ làm việc với bị hại để không làm tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng.
  • Vấn đề bồi thường là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của bị cáo, các chi phí:

+ Bồi thường về tổn thất tinh thần

+ Bồi thường về sức khỏe

+ Bồi thường về chi phí của người chăm sóc trẻ.

Trên đây là một số tư vấn của chúng tôi về những hành vi dâm ô trẻ em. Nếu quý khách hàng có thắc mắc xin vui lòng liên hệ

Văn phòng Luật sư Nguyên

  • Trụ sở: Tổ 1, Nguyễn Huệ, Kp 3, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
  • Chi nhánh: Số 41 Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân An, Tp. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
  • Điện thoại: 0937.67.69.69 – 0936392979
  • Email: luatsutrangiap@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *